19:59
0
Tính đến 15/5, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn TP. Hà Nội là 6.717, tăng 22,1%; vốn đăng ký đạt 42.498 tỷ đồng, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Số liệu trên được Cục thống kê Hà Nội đưa ra trong Báo cáo kinh tế - Xã hội tháng 6/2015. Cũng theo Báo cáo, trong 4 tháng đầu năm 2015 cũng đã có 4.211 doanh nghiệp ngừng hoạt động (giảm 17% so với cùng kỳ), trong đó, 401 doanh nghiệp giải thể, 2 098 bỏ địa chỉ kinh doanh, 1.712 tạm ngừng kinh doanh.

Hà Nội: Hơn 6.700 DN được thành lập mới từ đầu năm.
Về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư nước ngoài, 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 501 triệu USD, bằng 86% so với cùng kỳ năm 2014. Một số dự án đang đẩy nhanh thủ tục cấp phép: Tổ hợp Metropolis Hà Nội (222,4 triệu USD), Công ty TN Lotte Coralis (tăng 30 triệu USD), Bách hóa tổng hợp và siêu thị Aeon-Long Biên (15 triệu USD), Siêu thị Lotte (tăng 14 triệu USD). 
Ước 6 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện đạt 460 triệu USD, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2014. Thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị gặp gỡ đối thoại với 37 dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư; sau hội nghị đã chỉ đạo các sở, ngành giải quyết cụ thể các vướng mắc liên quan với từng dự án để đẩy nhanh tiến độ.
Báo cáo về tình hình thương mại dịch vụ, Cục thống kê Hà Nội cho biết, về Nội thương, tháng 6/2015, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 150.403 tỷ đồng tăng 1,2% so vớitháng trước và tăng 8,7% so với cùng kỳ, trong đó bán lẻ 36047 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 9,7% so với cùng kỳ.
Cục thống kê Hà Nội cho biết, hiện đang là tháng cao điểm của mùa hè nên doanh thu một số mặt hàng như: quạt điện, điều hoà, quạt tích điện, thiết bị lưu điện, đèn sạc, máy phát điện và các dịch vụ giải khát tăng.
Ước tính 6 tháng đầu năm 2015, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 887.770 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ, trong đó, bán lẻ đạt 209.876 tỷ đồng tăng 10,3%. Tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 6 tháng năm nay nếu loại trừ yếu giá tăng 9,6% so cùng kỳ.
Tổng mức bán ra chia theo thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước đạt 260.502 tỷ đồng tăng 7,1% so cùng kỳ , kinh tế ngoài nhà nước 583.162 tỷ đồng tăng 12,5% , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 44.106 tỷ đồng tăng 5,6%.
Về Ngoại thương, trong tháng 6/2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 897 triệu USD tăng 2,7% so với tháng trước và giảm 5,6% so cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu địa phương ước đạt 627 triệu USD tăng 2,6% so tháng trước, giảm 5,7% so cùng kỳ. Cũng trong tháng 6, một số mặt hàng có tốc độ tăng khá so tháng trước là: hàng dệt may tăng 3,7%, thủ công mỹ nghệ tăng 6,7%...
Uớc tính 6 tháng năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 5.306 triệu USD giảm 1,2% so cùng kỳ , trong đó xuất khẩu địa phương giảm 1,1%. Một số nhóm hàng xuất khẩu tăng khá so cùng kỳ là: giày dép các loại và sản phẩm từ da (tăng 4,4%), linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi (tăng 3,8%). Nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ so cùng kỳ (giảm 0,1%). Ngoài mặt hàng hạt tiêu có tốc độ tăng khá, còn lại các mặt hàng như gạo, chè, cà phê, sắn …đều giảm mạnh.
Từ đầu năm đến nay, nhiều thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Hà Nội như Cu Ba, Trung Quốc, Châu Phi đều giảm lượng nhập khẩu. Bên cạnh đó, gạo của nước ta còn chịu sự cạnh tranh rất lớntừ một số nước khác như Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Một số, thị trường xuất khẩu lớn của Hà Nội là: Mỹ (chiếm 14,6%), Nhật Bản (chiếm 12,9%), Trung Quốc (chiếm 13,2%)…
Trong tháng 6/2015, kim ngạch nhập khẩu của Hà Nội ước đạt 2.061 triệu USD, tăng 1,1% so tháng trước, giảm 1,5% so cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu địa phương đạt 882 triệu USD tăng 0,2% so tháng trước và giảm 1,9% so với cùng kỳ.
Ước tính 6 tháng năm 2015, kim ngạch nhập khẩu đạt 11.814 triệu USD tăng 2,1% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương ước tăng 2,5%. Trị giá nhập khẩu một số mặt hàng 6 tháng tăng so với cùng kỳ là: máy móc thiết bị phụ tùng (tăng 7,2%), hoá chất (tăng 10,2%). Mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ là xăng dầu (giảm 28,2%).
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Hà Nội là Trung Quốc chiếm 33,5% tổng kim ngạch nhập khẩu, Nhật Bản chiếm 9,9%, Singapore 8,2%. 
Về Du lịch, trong tháng 6/2015, khách Quốc tế vào Hà Nội khoảng 162 nghìn lượt khách, giảm 6,1% so tháng trước và tăng 67,9% so cùng kỳ. Khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội chia theo phương tiện đến như sau: Bằng đường hàng không là 136,5 nghìn lượt người, giảm 6% so tháng trước; đếnbằng đường biển, đường bộ 25,7 nghìn lượt người, giảm 6,9%. Doanh thu khách sạn, lữ hành tăng 0,2% so tháng trước và tăng 3% so cùng kỳ.
Uớc tính 6 tháng năm 2015, lượng khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội là 1129 nghìn lượt người tăng 8,8% so cùng kỳ. Trong đó, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng 901 nghìn lượt tăng 7,7% so cùng kỳ, khách đến vì công việc 200 nghìn lượt tăng 12,6%.
Khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội 6 tháng năm 2015 chia theo phương tiện đến như sau: Bằng đường hàng không là 961,3 nghìn lượt người, tăng 20,7% so với cùng kỳ ; đến bằng đường biển, đường bộ 167,8 nghìn lượt người, giảm 30,5%.
Trong 6 tháng năm 2015, khách quốc tế lưu trú tại Hà Nội đến từ một số thị trường so cùng kỳ tăng cao là: Hàn Qu c (tăng 61,1%), Thái Lan (tăng 25,8%), Mỹ (tăng 21,2%). Ước tính 6 tháng đầu năm 2014, khách nội địa đến à Nội tăng 5,8% so cùng kỳ năm trước.
Nhằm thu hút khách, đồng loạt nhiều công ty đã xúc tiến các tour giảm giá với nhiều hình thức khuyến mãi Các tour du lịch nước ngoài có giá ưu đãi cũng đang là lựa chọn của nhiều gia đình và cá nhân trong mùa du lịch này.  Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tăng 3,2% so cùng kỳ. 

HÒA HẬU

0 nhận xét:

Đăng nhận xét